Class 8B - We are Family
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Chia sẻ kiến thức. Chỉ có thành viên của diễn đàn mới có thể được hưởng toàn bộ quyền lợi của diễn đàn. Chúc các bạn có những phút giây giải trí thật lành mạnh tại diễn đàn Chia sẻ kiến thức!!!
Vui lòng ĐĂNG NHẬP để xem tiếp. Hoặc ĐĂNG KÝ tài khoản mới để cùng tham gia thảo luận với các thành viên của diễn đàn

Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Nata10
Class 8B - We are Family
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Chia sẻ kiến thức. Chỉ có thành viên của diễn đàn mới có thể được hưởng toàn bộ quyền lợi của diễn đàn. Chúc các bạn có những phút giây giải trí thật lành mạnh tại diễn đàn Chia sẻ kiến thức!!!
Vui lòng ĐĂNG NHẬP để xem tiếp. Hoặc ĐĂNG KÝ tài khoản mới để cùng tham gia thảo luận với các thành viên của diễn đàn

Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Nata10
Class 8B - We are Family

.:_:. Chào mừng tất cả các bạn đến với diễn đàn của lớp 8B, Trường THCS Lê Quý Đôn, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai .:_:.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
Angel
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
palaris
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
Clarken
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
mimidangyeu_lc
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
♥[N]♥[I]♥[J]♥[I]♥
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
♥þë♥|<ëØ♥Mµ†♥
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
Gliscor
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
petuan_kute_99
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
Haru hime
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
bokigirl
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) EmptyTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_voting_barTài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty 
Latest topics
» 123
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitimeby Angel Mon May 18, 2015 8:58 pm

» chuyên toán 8
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitimeby ducvip123o Thu Dec 04, 2014 8:00 pm

» đề cương ôn tập công nghệ học kì I
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitimeby ducvip123o Thu Dec 04, 2014 7:41 pm

» » Tất cả thành viên
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitimeby missluxy Fri Nov 07, 2014 8:14 pm

» Test
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitimeby Angel Sat Oct 25, 2014 1:10 am

Đồng hồ
Keywords
missluxy : » Tất cả thành viên
gửi vào lúc Fri Nov 07, 2014 8:14 pm ...
: chúc buổi tối vui vẻ nhà moiuj người > Mình là người mới mong được giúp đỡ.Cười nhăn răng
miuxik10x : » Tất cả thành viên
gửi vào lúc Mon Sep 30, 2013 8:23 pm ...
: Chúc mọi người học gỏi thông mink zà gặp 1 ngày tốt lành ! hÌ. Mikf là nguờ mới mog mọi ngừi chíu cố. ^^Angel : » Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sat Jun 22, 2013 4:00 pm ...
: Điễn đàn đã có phiên bản dành riêng cho điện thoại có đầy đủ các tính năng: đăng nhập, gửi bài,...Angel : » Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu Jun 20, 2013 10:17 am ...
: Ngày mới tốt lành nhé...!!!Angel : » Tất cả những người Cha
gửi vào lúc Wed Jun 19, 2013 5:29 pm ...
: Happy Father's Day 16/6
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đăng kí nhận tin

Nhập địa chỉ Email của bạn vào ô trống ở dưới rồi nhấn "Subscribe". Sau đó vào Email để xác nhận thông tin nhé!

Lượt xem
Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10 home page uniques Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Trang_10

Share
 

 Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
sexyninja
Danh hiệuThạc Sĩ

Thạc Sĩ
avatar

Trường : THCS.Lê Quý Đôn
Posts : 13
Points : 21165
Thanked : 0
Ngày tham gia : 26/10/2012
Tuổi : 25
Đến từ : Free City
Trường : THCS.Lê Quý Đôn
Posts : 13
Points : 21165
Thanked : 0
Ngày tham gia : 26/10/2012
Tuổi : 25
Đến từ : Free City

Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ)   Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitimeSun Feb 24, 2013 10:50 am

Loading
Lý Thái Tổ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Thái Tổ
Vua Việt Nam (chi tiết...)

Tượng Lý Thái Tổ tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, dựng năm 2004
Hoàng đế nhà Lý
Trị vì 1009 – 1028
Tiền nhiệm Nhà Tiền Lê
Kế nhiệm Lý Thái Tông
Vợ 9 hoàng hậu (Trinh Minh, Lập Giáo, Tá Quốc, Lập Nguyên,...)
[hiện]Hậu duệ
Tên thật
Lý Công Uẩn
Niên hiệu
Thuận Thiên: 1010 - 1028
Thụy hiệu Thần Vũ Hoàng Đế
Miếu hiệu Thái Tổ
Triều đại Nhà Lý
Thân phụ Hiển Khánh Vương
Thân mẫu Minh Đức thái hậu Phạm thị
Sinh 8 tháng 3, 974
Từ Sơn, Bắc Ninh
Mất 31 tháng 3, 1028 (54 tuổi)
An táng Thọ Lăng
Tôn giáo Phật giáo
Lý Thái Tổ (974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố,[1] các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tên thành Thăng Long.
Thân thế

Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖) húy là Lý Công Uẩn (李公蘊) sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất[2] (tức 8 tháng 5 năm Mậu Thìn âm lịch, 6 tháng 6 năm 974 dương lịch), là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay ở xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ) .[3] Mẹ là người họ Phạm. Khi lên 3 tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến 7 tuổi, ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh dạy dỗ.
Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông[4][5][6]. Ông đã được sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ khen như sau:

Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.

Lên ngôi

Các bộ sử cổ của Việt Nam như như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền Lê là Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điền tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn[8][9]; thái hậu nhà Tiền Lê (vợ Lê Đại Hành) gọi ông vào cung mời lên ngôi vua[10].
Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi[11]:

Có người nói Khai Minh vương hung hãn bạo ngược,... Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép, nếu quả như vậy, cũng là đạo Trời hay báo, nên chép phụ vào để làm răn

—Đại Việt sử ký tiền biên - Ngô Thì Sĩ
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng chép thái độ của Lý Công Uẩn sau khi nghe Vạn Hạnh khuyên giành lấy ngai vàng, nhưng không nói tới việc giết Lê Long Đĩnh:

Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh em đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song từ đấy cũng lấy thế tự phụ, mới nảy lòng ngấp nghé ngôi vua

—Đại Việt Sử ký Toàn thư[12].
Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc trăm quan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và sử sách không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lê để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành.


Tượng đài Lý Thái Tổ (21.18456701, 106.07636702) tại trung tâm thành phố Bắc Ninh
Đại Việt sử lược có ghi chép:[13]
Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn, trong đó có những câu:
Phiên âm:
Thụ căn yểu yểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành...
Tạm dịch:
Gốc rễ thăm thẳm
Vỏ cây xanh xanh
Lúa dao cây rụng
Mười tám hạt thành...
Theo phép chiết tự chữ Hán, mấy câu này ẩn ý nhà Lê sẽ mất (cây rụng) và nhà Lý (thập (十) + bát (八) + tử (子) thành chữ lý (李)) sẽ nổi lên. Sư Vạn Hạnh bèn nói với Lý Công Uẩn rằng: "Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mà nhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhơn hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận". Lý Công Uẩn sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở Ba Sơn".
Còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Chính biên, Quyển I thì nêu ra lời phê về sấm truyền họ Lý sẽ làm vua:

Bờ cõi Bắc Nam tuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì có chuyện khoác áo long cổn, nhà Lý thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giống chuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhau để cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu?

—Khâm định Việt sử Thông giám cương mục[14].
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu[15] (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là “theo ý trời”). Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu.[13] Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa cho động chủ Giáp Thừa Quý.
[sửa]Trị vì
Dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long
Xem thêm: Chiếu dời đô


Cố đô Hoa Lư, nơi núi non hiểm trở
Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ Việt chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng như các cựu triều Đinh và Tiền Lê, mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi[16]. Cũng trong Chiếu dời đô, ông còn viết Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận:[2]
Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua cả mừng.
Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ.
[sửa]Tôn giáo


Tượng thờ vua Lý Thái Tổ ở chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội
Triều Lý bấy giờ sùng đạo Phật, nên những người đi tu, lấy tiền kho ra để xây chùa, đúc chuông được nhà vua trọng đãi. Tháng 6 năm Thuận Thiên thứ 9 (Mậu Ngọ 1018),[13] Lý Thái Tổ sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nhà Tống (Trung Quốc) thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng.[17]
[sửa]Chính trị
Lúc bấy giờ nhà Tống của Trung Quốc bận nhiều việc nên không sinh sự lôi thôi gì với Đại Việt. Bởi vậy khi Lý Thái Tổ lên ngôi, sai sứ sang cầu phong, hoàng đế nhà Tống cho làm Giao Chỉ quận vương, sau lại gia phong làm Nam Bình vương vào năm 1017 (thời Tống Chân Tông). Các vương quốc láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị. Năm Thuận Thiên thứ 11 (Canh Thân 1020), ông lệnh cho con đem quân đi đánh Chiêm Thành, và giành chiến thắng.[13]
Vua Thái Tổ lưu tâm về việc sửa sang trong nước: đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Năm 1013, lại định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Ông cho những bậc công chúa coi việc trưng thu các thứ thuế ấy.
Lý Thái Tổ còn thực hiện chính sách "thân dân". Dưới triều ông, có nhiều lần nhân dân được xá thuế, chẳng hạn như tô thuế được xá 3 năm vào năm 1016. Đến năm 1017, tô ruộng cũng được xá.[1]
[sửa]Đánh dẹp
Ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn, như ở Diễn Châu (thuộc Nghệ An) và ở mạn thượng du hay có sự phản nghịch, nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp mới yên được. Thời bấy giờ các hoàng tử đều phong tước vương và phải cầm quân ra chiến trường, bởi vậy ai cũng giỏi nghề dùng binh.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tháng Hai năm Tân Hợi (1011), tức là năm Thuận Thiên thứ hai, vua Lý Thái Tổ mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu. Quân Cử Long thất bại, bộ lạc bị đốt và người cầm đầu bị bắt và giải về.
Tháng 10 năm Thuận Thiên thứ 4 (Quý Sửu 1013), vua Thái Tổ thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, quân ông giành chiến thắng.
Có lần ông đem quân đi đánh Diễn Châu. Khi ông về tới Vũng Biện, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội. Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời:
"Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét".
Sau khi ông khấn, gió sấm không còn dữ dội nữa và trở nên yên lặng.[2]
Năm Thuận Thiên thứ 5 (Giáp Dần 1014), được lệnh của Lý Thái Tổ, Dực Thánh Vương đánh dẹp quân Man. Theo Đại Việt Sử Lược, ở Lộ Kim Hoa, quân của Dự Thánh Vương đánh bại tướng Man là Đỗ Trương Huệ, chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số. Ly Châu dâng con Kỳ Lân. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh. Chân Lạp sang cống. [13]
Năm Thuận Thiên thứ 13 (Nhâm Tuất 1022), ông ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch.
Năm Thuận Thiên thứ 15 (Giáp Tý 1024), Thái tử được lệnh ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc Vương thì đánh Châu Đô Kim. Thành Thăng Long được xây.
Năm Thuận Thiên thứ 18 (Mậu Thìn 1028), Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh Vương cũng đi đánh Châu Văn.[13]
[sửa]Qua đời
Theo Đại Việt sử lược, năm Mậu Thìn 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe nhà vua không được tốt. Ông qua đời ở điện Long An[13] vào tháng 3, ngày Mậu Tuất (tức ngày 31 tháng 3 năm 1028). Ông ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 55 tuổi. Ông được táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ, miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế, tôn hiệu là Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế.
Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử.[17] Được sự giúp đỡ của Lê Phụng Hiểu,[18] Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là vua Lý Thái Tông - vị vua thứ hai của nhà Lý.
[sửa]Gia quyến

Cha: không rõ (được truy tôn là Hiển Khánh vương)
Mẹ: Phạm thị (được truy tôn là Minh Đức thái hậu)
Anh em trai:
Vũ Uy vương (anh, không rõ tên)
Dực Thánh vương (em, không rõ tên)
Vợ: 9 hoàng hậu, trong đó có một số người được sử ghi danh hiệu hoặc họ:[19]
Trinh Minh hoàng hậu Lê thị, mẹ của thái tử Lý Phật Mã[20], theo thần tích dân gian là công chúa Lê Thị Phất Ngân[21][22], con gái của Lê Đại Hành và Dương Vân Nga.
Tá Quốc
Lập Nguyên
Lập Giáo....
Con trai:
Lý Phật Mã (1000-1054)
Đông Chinh vương Lý Lực
Vũ Đức vương (không rõ tên, ? - 1028)
Khai Quốc vương Lý Bồ
Uy Minh vương Lý Nhật Quang
Con gái: 13 người, chỉ có 1 người được sử ghi danh hiệu:
An Quốc công chúa (gả cho Đào Cam Mộc)
An Khánh công chúa (là út)
Tài Sản của sexyninja
.
Tài sản:

Về Đầu Trang Go down
sexyninja
Danh hiệuThạc Sĩ

Thạc Sĩ
avatar

Trường : THCS.Lê Quý Đôn
Posts : 13
Points : 21165
Thanked : 0
Ngày tham gia : 26/10/2012
Tuổi : 25
Đến từ : Free City
Trường : THCS.Lê Quý Đôn
Posts : 13
Points : 21165
Thanked : 0
Ngày tham gia : 26/10/2012
Tuổi : 25
Đến từ : Free City

Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ)   Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitimeSun Feb 24, 2013 10:51 am

Loading
Thế nào dk chứ
Tài Sản của sexyninja
.
Tài sản:

Về Đầu Trang Go down
Angel
Danh hiệuV.I.P Lam

V.I.P Lam
Angel

Trường : THCS Lê Quý Đôn
Posts : 2691
Points : 69033
Thanked : 54
Ngày tham gia : 13/08/2011
Tuổi : 24
Đến từ : Love Land
Trường : THCS Lê Quý Đôn
Posts : 2691
Points : 69033
Thanked : 54
Ngày tham gia : 13/08/2011
Tuổi : 24
Đến từ : Love Land

Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ)   Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitimeMon Feb 25, 2013 8:25 pm

Loading
Bài viết rất có ích
Tài Sản của Angel
.
Tài sản:

Về Đầu Trang Go down
https://study.forumvi.com
kdkdidauak
Danh hiệuThạc Sĩ

Thạc Sĩ
kdkdidauak

Posts : 15
Points : 20591
Thanked : 0
Ngày tham gia : 25/02/2013
Tuổi : 24
Đến từ : Việt Nam
Posts : 15
Points : 20591
Thanked : 0
Ngày tham gia : 25/02/2013
Tuổi : 24
Đến từ : Việt Nam

Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ)   Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitimeThu Feb 28, 2013 10:17 pm

Loading
ông tôn hiệu là Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế.

Tài Sản của kdkdidauak
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content
Danh hiệu



Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ)   Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) I_icon_minitime

Loading
Tài Sản của Sponsored content
Về Đầu Trang Go down
 

Tài liệu về Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Class 8B - We are Family :: Góc học tập :: Ngữ văn-